Diễn đàn khởi nghiệp đồng bằng sông Cửu Long lần này được kỳ vọng sẽ tạo ra sự kết nối giữa nguồn lực và thị trường.
Ông Trần Trí Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng kinh tế trọng điểm với gần 60.000 doanh nghiệp đang hoạt động, bình quân mỗi năm có khoảng 400 đến 500 dự án khởi nghiệp.
Tuy nhiên, ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn về biến đổi khí hậu, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải chuyển đổi nền kinh tế của khu vực.
Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ và tạo phong trào thực hiện Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh tác lúa chất lượng cao, ít phát thải”
Ngoài ra, diễn đàn còn thúc đẩy tinh thần và hành động của các doanh nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp có yếu tố đổi mới.
“Đồng Tháp tin tưởng và kỳ vọng diễn đàn này sẽ tạo nên bước ngoặt quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình để Đồng Tháp và các tỉnh, thành ở ĐBSCL gắn kết chặt chẽ hơn với nhau.
Tỉnh cũng mong muốn khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của vùng, huy động cao nhất các nguồn lực trong và ngoài nước, sớm mang lại hiệu quả thiết thực trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đóng góp vào sự phát triển của vùng.
Đồng thời, diễn đàn còn giới thiệu, trình diễn các mô hình, sản phẩm, công nghệ giảm phát thải, chuyển đổi xanh, công nghệ số...
Ngoài ra, tại diễn đàn còn có các phiên kết nối giữa các doanh nghiệp lớn, quỹ đầu tư, chuyên gia trong và ngoài nước với các doanh nghiệp, dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong khi đó, phiên đối thoại công tư nhằm giúp Đồng Tháp và khu vực ĐBSCL thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tiên phong giảm phát thải, định hướng kinh tế xanh - tuần hoàn, kinh tế số, công nghệ cao và bền vững.